• Những lỗi thường gặp khi học chơi PIANO

Những lỗi thường gặp khi học chơi PIANO

Thông tin tóm tắt

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những phần mềm, ứng dụng hay các bài học đàn piano trên internet. Đây là nguồn thông tin tham khảo hữu ích và đáng tin cậy. Nhưng nếu bạn chỉ chăm chú vào những “người thầy online” thì rất dễ dẫn đến những lỗi sai đáng kể.

  • Thông tin chi tiết

CÁC BẠN THÂN MẾN!

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những phần mềm, ứng dụng hay các bài học đàn piano trên internet. Đây là nguồn thông tin tham khảo hữu ích và đáng tin cậy. Nhưng nếu bạn chỉ chăm chú vào những “người thầy online” thì rất dễ dẫn đến những lỗi sai đáng kể.

Những lỗi thường gặp khi học chơi PIANO

Tập Piano

1. Tâm lý nóng vội

Piano là môn học đòi hỏi sự chuyên tâm và một quá trình khổ luyện lâu dài. Không thể chỉ học một vài ngày thì sẽ chơi đàn thông thạo. Rất nhiều bạn bắt đầu học với mục đích chơi được một bản nhạc yêu thích hay vừa đi học đã đòi tập những bản nhạc khó, nhạc cổ điển. Điều này có thể khả thi, nhưng bạn sẽ cần đến một người thầy giỏi và một bản nhạc đã được làm đơn giản..

Một người chơi đàn điêu luyện là người đã thuần thục hầu hết những kỹ thuật nhỏ. Ít nhất bạn cũng cần một thời gian nhất định để tập cho các ngón mềm mại, các kỹ thuật nhỏ trơn tru và một năng lực cảm âm nhất định. Với piano thì “dục tốc bất đạt”

2. Sai tay và thế ngồi

Khi luyện tập piano theo các clip online hoặc các phần mềm dạy nhạc, bạn thường chỉ để ý đến các nốt, hợp âm, giai điệu mà bỏ qua phần quan sát các ngón tay. Nhiều bạn chơi được rất nhiều bài nhưng các ngón tay hay bị gồng, đơ cứng và nhấn phím không dứt khoát. Một số bạn cũng bị lỗi ở tư thế ngồi dẫn đến ngồi siêu vẹo hay cong lưng…

Những lỗi này nếu không được hướng dẫn sửa chữa sẽ trở thành những thói quen xấu, khó thay đổi, ảnh hưởng xương ngón tay, cột sống và hạn chế sự tiến bộ của bạn khi chơi đàn.

Những lỗi thường gặp khi học chơi PIANO

Luyện tập Piano

3. Quên những bài tập ngón

Thú thật rằng các bài tập luyện ngón thường không có giai điệu, khó nhớ và rất nhàm chán. Nhưng đó là cách duy nhất để các ngón tay của bạn mềm mại hơn, khỏe khoắn hơn và giúp bạn cảm nhận tốt hơn về tốc độ, cung quảng… Hãy bắt đầu luyện ngón mỗi ngày trước khi vào các bài tập chính, và bạn sẽ nhận ra đôi tay mình đã nhanh nhẹn đến nhường nào.

4. Bỏ qua phần luyện tai nghe

Một người chơi nhạc đúng chỉ cần thể hiện đúng kỹ thuật, còn một người chơi nhạc hay là người biết cách nhấn nhá, ngừng nghỉ… để cho ra một bản nhạc của của mình. Để có được khả năng cảm âm cũng như nhận ra sự khác biệt trong các bản phối, bạn cũng cần tập luyện cho tai mình.

Một khi đã biết dòng nhạc mình yêu thích, lối thể hiện mình yêu thích, bạn có thể “viết lại” bài phối, bài hòa âm theo cách của riêng mình.

5. Không có người đánh giá

Khi tự học theo sách hay học online, bạn thường chỉ chọn các bài mình yêu thích. Sau mỗi bài, không ai đánh giá được khả năng và sự tiến bộ của bạn. Đó là chưa kể bạn có thể đã biến hóa bài nhạc một cách không theo quy luật và luôn vất vả khi bắt đầu tập luyện một bài mới. Về tổng quan, lỗi học này chỉ phù hợp cho những ai đã có một nền tảng kiến thức nhất định và muốn tham khảo các bài học nâng cao.

6. Tập luyện tùy hứng

Nếu không có thời gian biểu nghiêm ngặt và một lịch học hợp lý, bạn rất dễ có tâm lý “học dồn” vào cuối tuần hoặc chỉ học khi nào có hứng thú. Những bạn mới tập, còn ngại mỏi tay hoặc dễ chán nản khi phải tập đi tập lại một đoạn nhạc. Trong khi đó, học piano cũng giống như làm quen với một môn ngoại ngữ mới. Nếu bạn siêng năng và chăm chỉ luyện tập hằng ngày thì sẽ rút ngắn được con đường đi đến thành cô

MỌI TƯ VẤN VỀ HỌC ĐÀN PIANO - ORGAN TẠI NHÀ XIN LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ 

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

 Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

WEBSITE: http://daypiano.edu.vn/

  • Thông tin cùng loại